Bố trí góc làm việc tại nhà giúp tăng hiệu quả công việc

Ty Huu Doc Ngoc

Với những người thường làm việc, học tập tại nhà, nhất là những người làm công việc mang tính sáng tạo khoa học – nghệ thuật thì một thư phòng hay bàn làm việc dường như không đủ, mà cần toàn bộ không gian liên quan trong và ngoài nhà. Về mặt phong thủy, xử lý nội ngoại thất sao cho dòng khí vào nhà được kích hoạt tốt nhất sẽ đem đến cho chủ nhân sự hưng phấn và khả năng thực thi các sáng tạo tốt hơn.

Trên thực tế, việc theo kiểu tính toán triệt để diện tích – kinh phí dễ làm phai nhạt sự sắp xếp hướng đến tạo lập trường khi sáng tạo cho nhà cửa.

125_Bai-tri-noi-lam-viec-theo-phong-thuy

Từ phần cứng đến phần mềm

Để có một ngôi nhà tốt về mặt nội khí, nên chú ý phân khu chức năng và giải quyết tốt không gian từ đầu, sau đó là các yếu tố trang trí, theo trình tự từ phần cứng đến phần mềm như sau:

-Tọa và hướng: Có thể dùng la bàn để xác định vị trí chủ nhân nên ngồi ở vùng nào trong ngôi nhà và căn phòng. Đối với tám hướng theo bát trach thì mỗi người đều có hướng tốt và hướng xấu, cần chọn những hướng được sinh khí và phục vị, ổn định vị trí từ đầu, tránh xáo trộn khi nhà đã làm xong. Với dạng căn hộ hoặc nhà xây sẵn, không kiểm soát từ đầu được thì có thể chọn giải pháp xoay hướng theo nguyên tắc hướng cát, tức là chủ nhân ngồi làm việc nhìn về các hướng tốt tính theo tuổi của mình, đồng thời các hướng đó cũng không được nhìn vào phòng vệ sinh, xoay mặt vào tường hoặc xoay lưng ra cửa đi. Nên có được “chỗ dựa” bằng cách đặt tủ kệ, giá sách, chậu cây phía sau hoặc bên hông tạo thế thanh long, bạch hổ vững vàng.

-Cửa đi và cửa sổ: Cửa đi là miệng nạp khí, mang tính vật chất, còn cửa sổ là dẫn khí, mang tính tinh thần. Vì thế cửa đi vào không gian làm việc hoặc góc thư giãn nên tránh mở thẩng vào người ngồi bên trong, có thể treo phong linh để tạo âm thanh kích hoạt luồng khí. Còn mở cửa sổ thì không nên tùy tiện hoặc dàn đều mà phải chú ý góc nhìn và sự kiểm soát ngoại cảnh. Cửa sổ nên mở ra vùng bên ngoài có tầm nhìn thoáng đãng, ít chướng ngại vật, có được cây xanh càng tốt theo quy luật Mộc nuôi dưỡng, sinh Hỏa phát triển.

Vật dụng và khoảng trống: Rèm che cửa sổ quyết định khả năng điều tiết luồng khí sinh hoạt và tầm nhìn của chủ nhân, đồng thời cũng cần tương sinh ngũ hành. Ví dụ chủ nhân mệnh Mộc vả Hỏa thì rèm che nên bằng gỗ, vải có hoa văn dạng cây cối vươn cao, màu sắc tươi sáng và theo tông xanh lá. Mệnh Thổ và Kim nên dùng rèm đơn giản họa tiết ô carô hoặc tròn, màu trung hòa và nhạt như trắng kem, vàng, nâu… Mệnh Thủy nên dùng rèm đậm màu và mềm mại, họa tiết uốn lượn, bàn ghế màu xanh, xám hoặc đen. Những vật trang trí nên chọn lọc, tránh trưng bày quá nhiêu gây rối mắt, hay ngược lại, bố trí quá ít khiến không gian trở nên đơn điệu và thiếu sự hấp dẫn. Gương soi nên đặt tại vùng dẫn truyền ánh sáng và phản chiếu cảnh vật bên ngoài tươi tắn, còn nếu không thể mở cửa về hướng tốt thì nên treo tranh ảnh phong cảnh thiên nhiên (Thổ sinh Kim, lợi cho tư duy) tại vùng nhìn ngắm thường xuyên của chủ nhân.

Hòa hợp tuổi tác, nghề nghiệp

Với những văn nghệ sĩ, người thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, người của công chúng… thì các tính chất phong thủy liên quan đòi hỏi tính Hỏa cao (khả năng truyền lửa, thu hút đám đông, lan tỏa và hấp dẫn) đồng thời cũng có tính chất của hành Kim (tư duy nhanh nhạy, kết nối công nghệ tiên tiến, hiện đại và chính xác, đem lại các nguồn lợi vật chất lẫn tinh thần). Thế nhưng đây cũng là hai hành tương khắc nhau, Hỏa khắc Kim (sự cạnh tranh, thị phi, gánh nặng tuổi tác, tiền bạc…) nhưng nếu Kim cứng cáp thì tạo nên thế tương vũ, có thể khắc lại Hỏa. Do vậy trong nhà của họ nên có những trang trí thể hiện yếu tố “song hành những mặt đối lập” đó, chẳng hạn dùng những bộ đèn rực rỡ (Hỏa), những mảng nhấn lấp lánh (Kim), dùng các cặp màu tương phản (đỏ – trắng, đỏ – đen, trắng – đen…). Hình ảnh các thần tượng, ngôi sao tiền bối có ảnh hưởng đến gia chủ thường được treo trang trọng tại nơi thường xuyên sinh hoạt như một tấm gương noi theo trong công việc, một mục tiêu phấn đấu.

Ngoài ra, tùy theo ngũ hành bản mệnh của từng người mà các bố trí tương ứng như sau:

Người mệnh Thổ: Thiên về dùng vật liệu đơn giản có nhiều trang trí bằng gốm sứ, màu vàng, cam và nâu là những màu ưa thích. Mặt bằng nhà thường vuông vức, ít tầng lầu, các khung cửa rộng và trang trí nhiều nét ngang, phẳng lặng, chú ý các khu vực trung tâm, các vị trí sính hoạt chung.

Người mệnh Kim: Nội thất dành nhiều cho nhạc cụ, thiết bị âm thanh, giải trí, với các tông màu trắng, xám, bọc nhũ và mạ bóng, màu có ánh kim loại làm chủ đạo. Tuy nhiên nơi phòng ngủ rất cần sự tĩnh lặng nên tránh để máy móc nhiều, có thể bổ sung hành Mộc (sàn, tường, vật dụng bằng gỗ).

Người mệnh Thủy: Chuộng nét mềm mại và những yếu tố thiên nhiên, sâu lắng, với màu đen và xanh dương là hài hòa. Có thể đưa nước vào nội thất dưới dạng hồ thủy sinh, bể cá, chum vại… nhưng tránh đưa nước vào gần nơi riêng tư mà chỉ nên dừng lại tại các vùng sinh hoạt chung, hành lang để không bị ẩm thấp và ảnh hưởng chuyện riêng tư. Họa tiết trang trí uốn lượn và vật dụng pha lê, thủy tinh, khung kính tròn cũng khá hợp với nội thất của nhà người mệnh Thủy.

Người mệnh Mộc: Nghiêng về sự đơn giản và thuần tính thiên nhiên. Gỗ đi kèm với vải, thảm và những chất liệu mềm, trang trí kỹ lưỡng đem lại hiệu quả cao, đặc biệt nếu có kết hợp thêm cây xanh mặt nước (Thủy dưỡng Mộc). Cần lưu tâm đến các vật dụng nhỏ đóng vai trò điểm nhấn tại bàn làm việc, bàn ăn, tiếp khách… nhằm giữ hòa khí và tạo sự thu hút.

Người mệnh Hỏa: Vừa giữ Hỏa đồng thời cũng phải biết cách giảm Hỏa trong nhà với các gam màu tươi và nóng như cam, đỏ, vàng rực làm điểm nhấn trên nền tảng màu nhã và nhẹ như trắng kem, xanh nhạt. Mái ngói và mái chóp nhọn, một số góc cạnh tạo cá tính riêng, đèn chùm nhiều tầng hình tháp kiểu lạ mắt, tranh ảnh tự do phóng khoáng… giúp nội thất có cá tính hơn, và hợp với ngũ hành gia chủ hơn.

Bên cạnh đó, cần chú ý quân bình lại ngũ hành cho . Nếu nội thất có chứa nhiều vật dụng thuộc hành Kim như máy móc thiết bị, bàn ghế kim loại thì có thể hạn chế tính Kim vốn lạnh bằng những gam màu ấm áp hơn, ví dụ dùng sàn gỗ, trần ốp gỗ, dùng thảm màu nâu hay mảng rèm màu cam. Đây là cách bổ sung một chút hành tương khắc (Hòa khắc Kim) để giảm hành quá vượng theo nguyên tắc phong thủy. Những màu sắc mang tính tự nhiên như màu gỗ, màu của nước, màu cây xanh… cũng rất quan trọng trong việc làm giảm đi đặc tính Kim và Dương của . Những góc tiểu cảnh với màu sắc khác biệt so với tông màu chung của toàn phòng sẽ là điểm nhấn gia tăng khí, kích thích trí tưởng tượng và tạo nên điểm nhìn thư giãn lý thú.

Cùng Danh Mục:

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat