Bố trí tiền sảnh công ty hợp phong thủy

Ty Huu Doc Ngoc

Phòng tiếp tân được xem là không gian quan trọng, là bộ mặt của công ty. Việc lựa chọn, sắp đặt vị trí tiền sảnh này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tài vận của công ty.

ngty-ddbd

Khu vực tiền sảnh là nơi ngăn cản các xung sát từ bên ngoài tác động vào không gian phía trong

Trong tiền sảnh còn là nơi ngăn cản các xung sát từ bên ngoài tác động vào không gian bên trong. Khu sảnh đón tiếp thể hiện phong cách, tính chất hoạt động, uy tín của một điểm kinh doanh hoặc của cả một công ty. Sảnh đón phải để khách hàng đặt niềm tin vào doanh nghiệp, và giảm thiểu tác động xấu từ bên ngoài.

Kích thước

Trong phong thủy, tiền sảnh phải ứng với quy mô của nhà, cửa chính là nơi nạp khí. Nhà nhỏ mà tiền sảnh lớn thì lãng phí diện tích, nhà lớn mà sảnh nhỏ thì dễ bị tán khí.

Tiền sảnh của những nhà cao, bề thế có thể dùng thêm mái phụ, hạ thấp xuống để giới hạn phạm vi vùng đệm, tạo sự gần gũi (khác với tiền sảnh nơi công cộng thường cao rộng để đón nhiều người).

Với những doanh nghiệp bố trí tiền sảnh tăm tối, bừa bộn sẽ làm giảm hưng phấn làm việc của nhân viên, gây suy thoái nguồn khí mở đầu cho mỗi cơ sở kinh doanh.

Bố trí hợp lý

Đối với văn phòng làm việc có thể bố trí theo trình tự hệ thống cửa – lễ tân – nơi ngồi làm việc và giao tiếp. Còn đối với nhà phố, trước khi vào cửa chính nên có khoảng không vừa đủ để giảm xung sát từ bên ngoài vào.

Bộ cửa chính ở tiền sảnh văn phòng cần tương xứng với mặt tiền nhà và không gian sảnh bên trong, số lượng người giao dịch, chiều cao, rộng của mặt tiền văn phòng, chất liệu cửa cũng thể hiện nội dung kinh doanh bên trong.

Chú ý, cửa chính dẫn đến sảnh chứ không dẫn ngay đến phòng làm việc hay… đi ra cửa sau. Nếu văn phòng có cửa đi và cửa sổ đối diện cửa chính nên bố trí bình phong, cây xanh, bàn ghế thư giãn… để ngăn luồng khí di chuyển, giúp nội thất tàng phong tụ khí tốt hơn.

Lưu ý nếu dùng cửa hai cánh hoặc nhiều hơn thì phải chắc chắn rằng tất cả cánh cửa đều mở được, đảm bảo sự thông suốt và chào đón. Tránh tình trạng “mắt mở mắt nhắm” làm ngăn cản dòng khí lưu chuyển, tạo cảm giác lệch lạc khi sử dụng.

Cũng nên chú ý đến khoảng cách từ quầy tiếp tân đến cửa, để khách vào không phải băng qua không gian quá rộng hoặc sâu, nhưng cũng không đến mức vừa vào là sà ngay vào quầy tiếp tân. Khoảng cách lí tưởng được các nhà phong thủy đưa ra là từ 3 – 5,5m (từ 5 – 9 bước chân của khách)

Hơn nữa, quầy lễ tân nên có khoảng tường (hậu chẩm) phía sau, có thể sử dụng để treo logo, slogan của công ty, phía trước nên để khoảng trống quang đãng.

Lối đi phía sau nên nằm về một bên và đủ rộng, nếu có nhiều lối đi từ quầy nên phân loại rõ đâu là lối đi dành cho nhân viên, đâu là lối dành cho khách để tránh những va chạm không cần thiết.

Trang trí

Theo quan niệm của phong thủy, hình dáng, màu sắc của tiền sảnh có thể bố trí theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh để thêm sinh khí.

Chẳng hạn, nhà có dáng vuông vức (thuộc hành Thổ) thì mái vào tiền sảnh nên làm hình nhọn (hành Hỏa) vì theo quan niệm Hỏa sinh Thổ. Hay nhà sơn màu xanh dương (thuộc hành Thủy) thì tiền sảnh – mái đón có thể sơn màu trắng (hành Kim) bởi Kim sinh Thủy.

Với trường hợp lối vào nhà bị góc nhọn, vát xéo (hành Hỏa) thì nên đặt non bộ gương soi (Thủy) để bợt khác Hỏa. Còn khi tiền sảnh thuộc dạng dài (hành Mộc), có thể dùng mảng gạch trang trí thô, vuông (hành Thổ) để tạo hành tương khắc, giảm bơt cảm giác hun hút.
(Theo CafeLand)

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat