Cách giảm hỏa cho nhà của gia chủ mệnh Hỏa

Ty Huu Doc Ngoc

Ngôi nhà Việt từ truyền thống đến đương đại luôn diễn ra một cuộc song hành thú vị: vừa đón nhận Hoả như đón nhận ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng không thể thiếu cho sự sống, đồng thời vừa tìm các giải pháp khắc chế hành Hoả, giảm bớt những tác động xấu của Hoả vào nơi cư ngụ.

Việc giảm hoả trong nhà ở xưa nay luôn là điều cần làm theo cả nghĩa đen (nóng nực) lẫn nghĩa bóng (các va chạm xung khắc) sao cho hài hoà.

20160405034740027
Giá trị về sinh thái của nhà ở dân gian và sân vườn Việt vốn rất cao, vấn đề là khai thác và vận dụng thế nào vào kiến trúc hiện đại.

Vợ chồng tôi cùng sinh năm Ất Tỵ, cùng mệnh Hoả, lâu nay nghe nói là hợp tuổi, làm ăn cũng tốt, năm nay tính xây nhà mới. Bữa rồi vợ tôi đi coi thầy nói là nhà hướng Bắc không hợp nên phải sơn mặt tiền màu đỏ đặng khắc chế, còn hai vợ chồng cùng hành Hoả thì lại phải sơn nội thất màu xanh dương để giảm Hoả bớt đi cho gia đạo bình an. Nghe lung tung hết cả lên nên tôi chưa biết thực hư ra sao, mong quý báo giải đáp giúp việc này, rất cảm ơn thịnh tình.

Trần Văn Sơn, đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ.

Vấn đề anh Sơn nêu ra phản ánh thực tế vận dụng triết lý phương đông vào làm nhà hiện nay khá nhiều cách hiểu chưa thấu đáo. Tạm chia ra ba chuyện cơ bản cần giải quyết như sau: Vợ chồng cùng mệnh Hoả thì khi làm nhà thế nào?; nhà hướng Bắc và chuyện hợp tuổi gia chủ hay không?; giảm Hoả trong không gian sống cần làm ra sao?

Theo cách tính cung mệnh dựa vào lịch hệ can chi của phương Đông thì nam nữ sinh cùng năm Ất Tỵ có mệnh nam là Cấn mệnh nữ là Đoài, cùng hệ Tây Tứ Trạch, tức là hợp với các hướng Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Đông Bắc. Khi làm nhà gia chủ có mệnh Cấn (chồng) ở hướng Khảm bắc thì không hợp, có thể khắc phục bằng cách thay đổi hướng cửa chính qua Tây Bắc hay Đông Bắc. Nếu cửa chính không thể xoay được thì có thể thay đổi nội thất phần bếp và giường ngủ, bàn làm việc… sao cho hợp với hướng nào thì bếp, bàn thờ, tiếp khách… xoay về hướng đó.

Còn mệnh niên hai vợ chồng gia chủ cùng là Phúc Đăng Hoả là để tính toán các vấn đề liên quan đến sinh khắc hay tương hoà về trong chọn lựa tính cách, vật dụng, trang phục… chứ không phải cứ thay đổi màu sơn mặt tiền là xong.

Việc giảm Hoả trong nhà ở xưa nay luôn là điều cần làm theo cả nghĩa đen (nóng nực) lẫn nghĩa bóng (các va chạm xung khắc) sao cho hài hoà, chứ không phải do mệnh của gia chủ là Hoả thì mới cần giảm. Ngôi nhà Việt từ truyền thống đến đương đại luôn diễn ra một cuộc song hành thú vị: vừa đón nhận Hoả như đón nhận ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng không thể thiếu cho sự sống, đồng thời vừa tìm các giải pháp khắc chế hành Hoả, giảm bớt những tác động xấu của Hoả vào nơi cư ngụ. Từ xa đến gần, từ đại thể đến chi tiết, những giải pháp này đều có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay, cụ thể:

– Hình nào thì thế ấy, khoa học phong thuỷ luôn nhắc nhở người làm nhà và người cư ngụ quan tâm đến tạo thế chứ đừng vội tạo hình. Nếp nhà xưa tạo thế rất khôn khéo, tránh nắng gắt, đón gió mát nhờ hình thế phơi mặt nhà dài về hướng Nam, xoay đầu hồi ngắn sang Đông – Tây. Mái nhà Việt Nam – tương tự chiếc nón lá – là một ví dụ đặc trưng trong cách ứng xử uyển chuyển với cái nắng gay gắt xứ nhiệt đới. Vươn rộng nhẹ nhàng, ngăn bức xạ trực tiếp, tạo bóng đổ xuống thấp và thoát khí nóng lên cao. Sau nhà mượn chuối che gió lạnh, trước ngõ nhờ cau đón nắng lành. Thêm hàng hiên, mấy tấm liếp ngăn nắng chói, tạo vùng đệm bằng hành lang giảm nhiệt độ… Kinh nghiệm này rất cần công trình hiện đại biết kế thừa hiệu quả. Nhưng hình như thiết kế chung cư cao tầng hiện nay hay biệt thự cao cấp khá nhiều mặt ngoài nhà hướng Tây cũng mở cửa sổ kính y hệt như mặt nhà hướng Đông Nam!

Mở cửa và giếng trời đúng chỗ sẽ vừa giúp thông thoáng vừa giúp giảm nóng.

– Khi nội thất nhiều đồ đạc, hoặc thế đất xéo nảy sinh nhiều góc nhọn làm nội khí tù hãm cũng được xem là nhà hoả vượng, dễ va chạm, khó sử dụng hiệu quả không gian. Các nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư hiện nay hoàn toàn dễ dàng làm “dịu” góc nhọn, góc xéo bằng cách đóng kệ tủ, kê vật dụng và chỗ sử dụng ra bên ngoài khoảng chéo. Gia chủ chỉ nên tận dụng gian áp mái để làm phòng kho thờ, thời gian sử dụng ít, không thể bắt chước kiểu nhà bên xứ lạnh hay dùng gian áp mái làm phòng ngủ.

– Do tính chất mộc sinh Hoả, nên nếu lạm dụng vật liệu gỗ trong nhà nhiều có khi làm cho cảm giác nóng tăng thêm, nhất là trong nhà phố hẹp. Những ngôi nhà muốn dùng gỗ nhiều có lẽ nên học tập mô hình nhà vườn truyền thống: mộc trong thì phải có mộc ngoài làm xiêm áo che chở. Dùng thuỷ khắc Hoả cũng là cách hiệu quả, từ việc bố trí nhà – ao – vườn theo mô hình sinh thái khép kín truyền thống, cho đến đặt hồ cảnh, làm thác nước nhân tạo… trong điều kiện đất đai phố thị chật hẹp.

– Giảm Hoả cho nhà còn là giảm bớt các bề mặt bị “cứng” hoá để thay thế bằng các mặt tiếp xúc “mềm” hơn, thiên nhiên hơn như trồng thảm cỏ trước sân, dùng cây leo, cây bóng mát. Nếu sử dụng sân thượng thì nên lợp mái dốc kết hợp vườn sân thượng để cản bức xạ trực tiếp. Dùng kính cũng phải lưu tâm đến hiệu ứng nhà kính, vì thế chọn hình thức cửa (cửa chớp, cửa có phần kính lật xoay được, kính nhiều lớp có cách nhiệt…) sẽ quyết định không nhỏ đến nhiệt độ trong nhà. Lại một lần nữa ngôi nhà truyền thống khẳng định giá trị của hệ cửa lá sách, cửa bức bàn… vừa kín vừa hở, chắn nắng tốt mà thông gió cũng thật nhiều.

– Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều cách để tạo sự mát mẻ cho ngôi nhà (hoặc cục bộ từng phòng) như dùng hệ thống thông gió cơ khí, điện lạnh… Mỗi nhà mỗi vị trí, mỗi hoàn cảnh, chọn lựa giải pháp sao cho hài hoà môi trường là điều nên làm và trong tầm tay của mỗi người, như cha ông ta ở vào thuở… chưa có máy điều hoà mà vẫn khéo xoay xở được vậy!

Bảo Nhi (tổng hợp)

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat